Câu hỏi ôn tập sinh 10 kỳ 2
- Chu kì tế bào và nguyên phân
Nhận biết:
Câu 1: Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
Trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
Gợi ý:
Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp.
+ Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kỳ trung gian ( pha G1, pha S, pha G2) và phân bào ( pha M gồm Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối, phân chia tế bào chất)
Chu kì tế bào có hai giai đoạn chính là kì trung gian và quá trình nguyên phân. Hai giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn kỳ trung gian là để tế bào lớn lên và sao chép nhiễm sắc thể của nó để chuẩn bị cho sự phân bào trong giai đoạn nguyên phân.
Câu 2: Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến là những ung thư phổ biến nhất (chiếm khoảng 65.8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59.4% tổng các loại ung thư).
Câu 3: Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. Một số biện pháp phòng chống ung thư đơn giản, hiệu quả
– Bỏ thuốc lá
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cơ thể cân đối
– Chế độ ăn uống lành mạnh
+ Tăng cường các loại rau quả và trái cây tươi, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều calo, chứa nhiều đường tinh luyện, giàu chất béo bão hòa và chất béo trans như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực… vì sẽ gây thừa cân, béo phì dẫn đến ung thư.
+ Tránh uống nhiều rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư thực quản, ung thư vú, đại tràng, gan, thận…
+ Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn như thịt nguội, dăm bông, xúc xích, thực phẩm đóng hộp…
+ Tập trung vào những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và cá thay cho thịt đỏ.
– Bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời:
– Tiêm phòng vắc xin: Một số vaccine có thể giúp phòng chống ung thư hiệu quả như:
+ Vắc xin viêm gan B
+ Vắc xin HPV: Tiêm vaccine HPV được khuyến nghị cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi nhằm phòng ngừa ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà…
– Tránh những hành vi có nguy cơ gây ung thư: Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm virus như HPV và HIV cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác. Không dùng chung kim tiêm với người khác vì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV, virus viêm gan B, C phòng ung thư gan.
– Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ
Câu 4:Nêu được các bước làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,…).
B1: Ngâm củ hành cho ra rễ
B2. Cho 1 giọt dung dịch thuốc nhuộm acetic 2% sau đó cho rễ hành lên, cắt lấy chóp rễ
B3: Đậy lamen lên, dàn đều mẫu vật ra
B4: Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi
Vận dụng thấp:
Câu 5: Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.
Trong Nguyên phân NST nhân đôi ở kỳ trung gian rồi tách nhau ra ở kỳ sau và phân li về 2 cực tế bào. Kết thúc quá trình phân chia từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n. Nguyên phân là cơ chế sinh sản tạo ra các tế bào mới có bộ NST giống với bộ NST của tế bào mẹ.
Vận dụng cao:
Câu 6: Vận dụng được kiến thức về nguyên phân để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.
- Ý nghĩa sinh học
– Với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản, từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
– Với sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. ngoài ra nguyên phân còn giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
- Ý nghĩa thực tiễn
– Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…
– Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.
+ Câu hỏi SGK tr 83:
-Từ 1 đoạn thân cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ quá trình nguyên phân của tế bào
-Tế bào không phân chia mãi mà chỉ phân chia khi cơ thể có nhu cầu.
– Giúp động vật tái sinh các mô, các cơ quan bị tổn thương, giúp rễ cây dài ra…
- Giảm phân
Nhận biết:
Câu 7: Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân:
+ Nhân tố bên trong: di truyền, hormone sinh dục (testosterone, estrogen, HM sinh trưởng, tiroxine…)
+ Nhân tố bên ngoài: Nhiệt độ, hóa chất, bức xạ, chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa, streess,…
Câu 8:Nêu được các bước làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…).
B1: Tách lấy tinh hoàn từ châu chấu, hoặc tách lấy bao phấn từ hoa hành
B2: Đặt mẫu vật lên lam kính có nhỏ sẵn thuốc nhuộm acetic 2%, dầm nhẹ để nghiền mẫu vật
B3: Đậy lamen lên mẫu vật
B4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
Vận dụng thấp:
Câu 9:Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.
+ Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội n NST.
+ Thụ tinh giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n NST đặc trưng cho loài.
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào (2n NST) giúp cơ thể lớn lên.
Vận dụng cao:
Câu 10: Vận dụng được kiến thức về giảm phân để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.
– Em hãy cho biết ở giảm phân cho kết quả cuối cùng là 4 tế bào con thì vật chất di truyền của chúng có đặc điểm giống hay khác nhau ?
Kết quả của giảm phân tạo ra 4 tế bào con có vật chất di truyền không giống hệt nhau. Nguyên nhân do sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng cũng như có sự trao đổi chéo xảy ra giữa chúng tạo ra những tổ hợp NST và tổ hợp gen mới.
- Công nghệ tế bào
Câu 11:Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.
CNTB là một lĩnh vực của CNSH, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
– CNTB dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. Dựa trên nguyên lí này người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.
– Tính toàn năng của tế bào là khả năng một tế bào phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.
– Biệt hóa là một quá trình biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng, từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.
-Phản biệt hóa: là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
VD: – Nhân nhanh các giống cây trồng (vi nhân giống): sâm ngọc linh, dứa…
– Phục hồi và bảo tồn các giống quý hiếm, nằm trong sách đỏ
– Tạo giống cây trồng mới: Lai tế bào cà chua và khoai tây
→ cây tomato
– Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong TBTV
Câu 12:Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.
– Tạo mô, cơ quan thay thế : Nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc thành tế bào mỡ. dùng trong công nghệ thẩm mĩ
– Tạo dòng tb và động vật chuyển gen : Một số gene quy định tổng hợp hormone sinh trưởng, kháng thể, kháng nguyên, interferon, … được chuyển vào TBĐV, tạo ra các dòng tế bào và động vật chuyển gene.
– Nhân bản vô tính ở ĐV
- Vi sinh vật
Nhận biết:
Câu 13: Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật ?
VSV là những sinh vật nhỏ bé không nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
VSV gồm các nhóm:
vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và động vật nguyên sinh (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).
Câu 14: Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
– Phân lập vi sinh vật
– Nghiên cứu hình thái vi sinh vật
– Nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của VSV
Câu 15: Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
Các pha sinh trưởng : 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong
Các pha sinh trưởng | Số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể | Nguyên nhân |
Pha tiềm phát (pha lag) | Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không đổi. | Vi khuẩn đang thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các emzym trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào. |
Pha lũy thừa (pha log) | Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ, số lượng tăng nhanh theo cấp số mũ (log). | Tốc độ sinh trưởng tối đa do nguồn dinh dưỡng và enzym đầy đủ. |
Pha cân bằng | Mật độ tế bào vi khuẩn đạt cực đại và cân bằng | Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi, dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. |
Pha suy vong | Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu giảm dần | Dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, số tế bào chết hoặc bị phân hủy nhiều hơn số tế bào sinh ra. |
Câu 16: Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật ?
– Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật bao gồm: các yếu tố hóa học ( nguồn dinh dưỡng, các chất hóa học khác) các yếu tố vật lí ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) và các yếu tố sinh học
Câu 17: Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ VSV và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.
+ Ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,..
+ Công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine, kháng sinh,..
Câu 18: Nêu được các bước làm một số sản phẩm lên men từ VSV (sữa chua, dưa chua, bánh mì,…)
Thông hiểu:
Câu 19: Trình bày được cơ sở khoa học về việc ứng dụng VSV trong thực tiễn.
Việc ứng dụng VSV trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học của chúng như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.
+ Kích thước hiển vi: VSV có kích thước rất nhỏ bé, dao động 0,2 µm tới hơn 700 µm và chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.
+ Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh: do kích thước nhỏ bé nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) của cơ thể sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng.
+ Tổng hợp và phân giải các chất nhanh chóng: sử dụng VSV trong công nghiệp và nghiên cứu có thể thu được sản lượng rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Câu 20: Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
– Quang tự dưỡng: nguồn năng lượng: ánh sáng, nguồn cacbon: CO2, VK lam
-Quang dị dưỡng: nguồn năng lượng : ánh sáng, nguồn cacbon: chất hữu cơ, VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía
-Hóa tự dưỡng: nguồn năng lượng: CO2, nguồn cacbon: phản ứng hóa học, VK ôxi hóa hyđrogen
-Hóa dị dưỡng: nguồn năng lượng:chất hữu cơ, nguồn cacbon: phản ứng hóa học, vi nấm
Câu 21:Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Vi sinh vật có 3 hình thức sinh sản chính gồm: phân đôi, bào tử, nảy chồi.
- Đặc điểm của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật:
– Hình thức phân đôi:
+ Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật, trong đó, một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con giống nhau.
+ Vi sinh vật nhân sơ chỉ phân đôi vô tính, vi sinh vật nhân thực có thể phân đôi hữu tính theo cách tiếp hợp.
+ Ví dụ: Trùng giày, trùng roi, trùng amip có hình thức phân đôi.
– Sinh sản bằng bào tử:
+ Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ ngoại bào tử.
+ Ví dụ: ở VSV nhân sơ: xạ khuẩn, vsv nhân thực: nấm mốc sinh sản bằng bào tử vô tính, nấm men rượu sinh sản bằng bào tử hữu tính
– Nảy chồi:
+ Là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật.
+ Trong hình thức này, một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con.
+ Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía, nấm men có hình thức sinh sản nảy chồi.
Câu 22: Trình bày được một số ứng dụng VSV trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường, …)
– Chế biến thực phẩm: làm sữa chua
– Công nghiệp thực phẩm: lên men bia nhờ nấm men
-Y học: sx Vaccine chứa thành phần kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh, Nấm Penicillium là nguồn cung cấp cho penicillin)
-Công nghiệp thực phẩm
+ Chế phẩm protease để làm mềm thịt
+ Protease có khả năng làm đông tụ sữa sản xuất phomát.
+ Công nghiệp sản xuất bánh quy (Protease làm giảm thời gian đảo trộn , tăng độ dẻo và làm nhuyễn bột , tạo độ xốp và nở tốt hơn)
– Xử lí môi trường: Xử lí rác thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, đồng thời làm phân bón cho cây trồng.
Câu 23.Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
– Thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nhưng khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
– Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc nhanh chóng ở vi sinh vật gây bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của thuốc kháng sinh
Vận dụng thấp:
Câu 24:Lấy được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật ?
– Quá trình tổng hợp: tổng hợp protein từ các amino acid, tổng hợp lipid từ glycerol và axid béo
-Quá trình phân giải: phân giải đường thành năng lượng qua hô hấp và lên men, phân giải protein thành amino axit….
Vận dụng cao:
Câu 25: Phân tích được triển vọng của công nghệ VSV trong tương lai.
– Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật để làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
– Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lí nước thải.
– Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng chỉnh sửa gene, phân lập gene.
– Sử dụng công nghệ chuyển gene để sản xuất các chế phẩm sinh học.
– Bảo quản giống vi sinh vật bằng công nghệ làm lạnh sâu.
– Lên men quy mô lớn, thu hồi sản phẩm bằng cách tăng tính đồng bộ hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 trong kiểm soát, điều khiển quá trình lên men, tự động hóa trong các khâu.
– Thu hồi và tạo sản phẩm bằng công nghệ lọc tiếp tuyến; li tâm liên tục, siêu li tâm, công nghệ sấy phun, công nghệ tạo vi nang,…
Câu 26.Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
Đối với đời sống con người
+ Trong trồng trọt: Vi sinh vật giúp cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng kết dính các hạt đất, chuyển hoá chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ, tiết ra chất có lợi cho cây trồng, tiêu diệt sâu hại.
+ Trong chăn nuôi: Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hoá vật nuôi, giúp tăng sức đề kháng, sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
+ Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: Một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme protease phân giải protein thành các amino acid, trên cơ sở đó, con người đã vận dụng để làm nước mắm từ cá, làm nước tương từ đậu tương…
+ Trong sản xuất dược phẩm: Con người sử dụng một số chủng xạ khuẩn và nấm mốc để sản xuất chất kháng sinh giúp tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ sức khoẻ; sử dụng vi sinh vật đã làm suy yếu để sản xuất vaccine phòng bệnh; sử dụng các vi khuẩn có lợi để sản xuất men tiêu hoá và một số đồ uống nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hoá của con người.
– Đối với tự nhiên:
+ Chuyển hoá vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Trong chuỗi thức ăn, vi sinh vật dị dưỡng là mắt xích cuối cùng, có chức năng chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ (CO2, nước và các chất khoáng). Những chất vô cơ này lại tiếp tục đi vào vòng tuần hoàn vật chất qua quá trình dinh dưỡng của sinh vật sản xuất (thực vật,..).
- Virus và các ứng dụng
Nhận biết:
Câu 27: Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.
Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm lõi là nucleic acid và được bao bọc bởi vỏ protein, sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ
Câu 28: Trình bày được cấu tạo của virus.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chia virus thành 2 loại là virus trần và virus có màng bọc.
Cấu tạo virus trần: 2 thành phần cơ bản:
+ Lõi nucleic acid DNA hoặc RNA (mạch đơn hoặc mạch kép) mang thông tin di truyền
+ Vỏ capsid cấu tạo từ các phân tử protein bao bọc, bảo vệ phía ngoài.
Một số virut có lớp vỏ ngoài gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein chính là các thụ thể của virus. Có lõi Nucleic acid và vỏ capsid giống như virus trần
Câu 29: Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ.
- Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn.
- Bám dính (hấp phụ) : virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ
- Xâm nhập : virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.
- Sinh tổng hợp : virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp
- Lắp ráp : các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid
- Giải phóng : virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. virus có màng bọc sẽ sử dụng màng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.
Câu 30:Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
– Tạo vaccine:Tạo kháng nguyên từ protein hoặc DNA của virus gây bệnh,Giải phóng và phân lập kháng nguyên:
– Trong y học: làm vector chuyển gen sản xuất các chế phẩm sinh học như vaccine, kháng thể
– Trong nông nghiệp: để tiêu diệt các vật chủ có hại, ví dụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
Thông hiểu:
Câu 31:Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi…) và cách phòng chống.
-Thực vật: Virut có thể lây truyền từ cây này sang cây khác qua vết thương, virut lây nhiễm trong cây nhờ cầu sinh chất và hệ thống mạch dẫn, virut từ cây bệnh lây truyền cho cây khác qua thụ phấn, qua vết thương, cho thế hệ sau qua hạt
– Người và động vật: virut có thể lây truyền theo 2 phương thức: truyền dọc ( từ mẹ sang con ), truyền ngang ( từ cơ thể này sang cơ thể khác )
– Cách phòng tránh: Rèn luyện sức khỏe, ăn uống vệ sinh và đủ chất, vệ sinh môi trường, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, tiêm vaccine…là những biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh do virut
Câu 33: Giải thích được bệnh do virus gây ra thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
Vì trong giai đoạn phóng thích virut phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virut hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Các virut mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới. Số lượng các hạt virut được phóng thích ra 1 lần nhiều nên khả năng lây nhiễm cao.
– Thời gian phân chia của virut rất ngắn, sinh sản nhanh